Nhiều gia đình sau khi sơn tường một thời gian, đặc biệt là đối với những gia đình gần biển, thường xuất hiện hiện tượng muối hóa. Trên tường bắt đầu xuất hiện những mảng bị đốm nhỏ, phồng rộp với kích cỡ khác nhau nhìn rất mất mỹ quan. Vậy hiện tượng muối hóa là gì? Vì sao tường lại bị muối hóa và cách xử lý tường này như thế nào?

tường bị muối hóa

HIỆN TƯỢNG MUỐI HÓA SƠN TƯỜNG LÀ GÌ?

Muối hóa sơn tường gây ra việc màu sơn bị lốm đốm thành từng đám với kích cỡ khác nhau thường có màu trắng hoặc vàng nhạt của muối với độ mờ, tỏ khác nhau. Lớp muối này rỉ ra từ lớp vữa hoặc gạch khi có nước chảy qua. Thường xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với nước, ẩm ướt như: Khe nứt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng…

 

NGUYÊN NHÂN GÂY MUỐI HÓA TỪ ĐÂU?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng muối hóa. Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp:

  • Tường có độ ẩm cao, hơi ẩm từ bên trong tường thoát ra ngoài mang theo muối có trong hồ vữa, bê tông.

  • Thi công trong khi tường còn ẩm ướt: Độ ẩm 16 %, hoặc tường chưa khô do chưa đủ 3-4 tuần.

  • Vùng giáp biển sử dụng nguồn nước lợ để trộn hồ hoặc Gạch xây là loại gạch sản xuất từ đất nhiễm mặn và không được nung đủ lửa.

  • Tường có vết rạn nứt, đưa nước và hơi ẩm vào bên trong tường.

  • Không sử dụng sơn lót kháng kiềm hoặc sử dụng sơn trắng thay cho sơn lót kháng kiềm.

  • Sử dụng sơn kém chất lượng, sơn không rõ nguồn gốc

  • Tay nghề thi công của thợ còn kém...

nguyên nhân gây muối hóa

CÓ NHỮNG CÁCH NÀO ĐỂ XỬ LÝ MUỐI HÓA?

Để xử lý hiện tượng muối hóa, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguồn gốc nguyên nhân gây ra từ đâu. Từ đó có những cách xử lý, khắc phục phù hợp, triệt để.

Với khách hàng sử dụng sơn:

  • Nếu hiện tượng muối hóa sinh ra do hơi ẩm từ trong tường thoát ra, phải xử lý triệt để nguồn ẩm như: các vết nứt, sự rò rỉ nước từ mái, máng xối,…

  • Để tường khô từ 4-6 tuần cho hơi nước thoát ra, tường khô đảm bảo độ ẩm đạt yêu cầu thi công.

  • Đối với vùng giáp biển cần chú ý kiểm tra nước xử dụng, cũng như vật liệu rõ nguồn gốc trong quá trình thi công.

  • Xử lý triệt để các khe nứt, vết nứt, thấm trước khi thi công.

  • Sử dụng sơn lót kháng kiềm chất lượng cao để ngăn hiện tượng muối hóa. Và thực hiện theo đúng quy trình của bên nhà thi công sơn.

  • Đối với tường đã bị kiềm hóa thì cách xử lý tốt nhất là cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bế mặt, để khô 4-6 tuần, xử lý hoàn toàn các tác nhân bụi, mỡ muối,… sau đó sơn lót kháng kiềm lại và sơn cách lớp hoàn thiện.

 Với đơn vị sản xuất sơn:

  • Rà soát, kiểm tra chất lượng của nguyên liệu sản xuất đầu vào 

  • Chọn loại nhựa cho sơn phù hợp, có khả năng kháng kiềm, chịu muối, chịu nước tốt

  • Thử chất lượng thành phẩm sơn cuối trước khi giao đến tay người tiêu dùng

Sigmachem chuyên cung cấp những nguyên liệu sản xuất sơn chất lượng, uy tín, từ những thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Đảm bảo đem đến những giải pháp tối ưu cho khách hàng.

Viết bình luận